Củ ba kích – dược liệu giúp bổ thận tráng dương

 

1.Ba kích là gì

Củ ba kích có tên khoa học Morinda officinalis stow, còn được gọi là Ba kích thiên, mã kích, nhàu thuốc. Loài thực vật này thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

Ba kích là cây mọc leo thành bụi, ven rừng, đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m. Loại thảo dược này có thể tìm thấy ở các vùng đồi núi thấp của Việt Nam như Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hòa Bình.

Củ ba kích tím khô

2.đặc điểm nhận biết

  • Cây dây leo, thân mảnh có lông mịn, sống nhiều năm trên sườn đồi núi.
  • Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. Phiến lá thuôn hình bầu dục, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tim hoặc tròn, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mặt dưới phiến lá đếm có 8-9 cập gân thứ cấp.
  • Hoa trắng sau chuyển vàng.
  • Quả kép phủ lông, có màu đỏ khi chín. Rễ cây phình to.

 

3.Thu hái và bào chế

  • Ba kích được đào lấy củ để sử dụng làm thuốc
  • Củ sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
  • Bộc lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thịt và rút bỏ lõi
  • Phần thịt của củ ba kích sẽ được dùng làm thuốc bỏ phần lõi, không sử dụng

 

4.Thành phần và tác dụng của củ ba kích

Trong rễ củ ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu. Đặc biệt rễ củ tươi có chứa nhiều Vitamin C còn củ khô không có.

Cây ba kích tím là loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền từ xa xưa, người ta thường dùng ba kích tím để chữa các bệnh như:

– Thận dương hư: Liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau mỏi lưng gối,

– Phong thấp tý chứng: đau nhức, người và chân tay nặng nề, đau có khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác.

– Xương khớp thoái hóa: thoái thoái cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Đặc biệt, với những người tuổi cao, sức yếu thường xuyên mệt mỏi, sử dụng ba kích tím sẽ làm thay đổi tình trạng sức khỏe theo chiều hướng tích cực hơn như ăn ngon, ngủ ngon hơn.

Riêng đối với các trường hợp người bị đau nhức thì ba kích tím giúp giảm các triệu chứng  đau nhức rất hiệu quả.

 

5.Cách ngâm rượu ba kích chuẩn nhất

Bước 1: Sao ba kích khô

  • Bạn sử dụng một chiếc chảo sạch.
  • Cho ba kích khô vào rồi vặn lửa nhỏ để sao trong khoảng 15 phút sau đó đổ ra để nguội.

Bước 2:

  • Rửa sạch bình ngâm, tráng qua với nước nóng rồi để khô hoàn toàn.
  • Cho ba kích và rượu vào ngâm (Tỉ lệ như mình đã hướng dẫn ở trên)

Bước 3:

  • Đậy kín nắp bình lại hoặc cẩn thận hơn bạn có thể trùm thêm một lớp túi bóng vào nắp và buộc kín lại.
  • Ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được, càng ngâm lâu thì khi uống càng ngon nhé.
  • Rượu ba kích khô ngâm sẽ không đạt được màu tím mà có màu hơi nhạt so với rượu ba kích tươi tuy nhiên chất lượng của rượu không hề bị giảm đi nhé.

Lưu ý:

 

  • Thời gian ngâm rượu ba kích bạn nên để khoảng 60-70 ngày cho rượu ngấm và thơm ngon là có thể sử dụng được. Tốt nhất là để tầm 6 tháng sẽ tốt hơn, rượu sẽ có màu đẹp mắt và óng ánh hơn
  • Bạn có ý định hạ thổ bình rượu nên để trên 200 ngày nồng độ rượu từ 47-50 độ
  • Sử dụng rượu bạn cũng nên chú ý ngày uống 2 lần vào mỗi bữa ăn.
  • Mỗi lần uống 1 chén rượu nhỏ, trung bình 1 ngày chỉ nên dùng 100ml-150ml.
  • Rượu ba kích khô khi ngâm sẽ không có màu tím đậm mà có màu hơi nhạt vì sau khi đem sao sẽ không còn màu tím tự nhiên. Tuy nhiêm chất lượng rượu ba kích khô không ảnh hưởng gì

 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán rượu ba kích tím khô, uy tín và an toàn. Hãy nhấc máy lên gọi cho chúng tôi qua Hotline: 096.229.8495 hoặc 0982.403.110 (zalo) để được tư vấn và giao hàng nhanh nhất. Hãy cùng chúng tôi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bạn ngay từ hôm nay.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *